Không dễ dàng cho Apple
Ngày 12/6 vừa qua, Apple đã gây chú ý khi gia nhập trận chiến với tuyên bố điện thoại của hãng sẽ không còn cần tới bản đồ Google từ mùa thu này, thay vào đó là dịch vụ bản đồ tích hợp của chính Apple như một phần của hệ điều hành mới. Câu hỏi đặt ra là Apple có thể tạo ra dịch vụ bản đồ tốt hơn Google đã làm?
Ben Bajarin - chuyên gia từ hãng nghiên cứu công nghệ Creative Strategies đánh giá: nếu thành công, Apple sẽ có giá trị hơn và khiến Google mất đi lượng người dùng lớn cũng như vắng sự hiện diện thương hiệu trên iPhone. Trong trường hợp ngược lại, nếu không thể trội hơn hay thậm chí là sánh bằng bản đồ Google, nó sẽ khiến khách hàng khó chịu.
Thực ra bước tiến vào mảng bản đồ di động của Apple không gây ngạc nhiên. Hãng đã mua một số công ty phát triển các tính năng bản đồ như ảo hóa 3D, cũng như quyền sử dụng dữ liệu như tên và sơ đồ đường phố trên hơn 100 quốc gia từ TomTom, một công ty bản đồ điện tử lớn có trụ sở tại Hà Lan.
Tuy nhiên, xây dựng bản đồ kĩ thuật số không hề dễ dàng. Google đã dành nhiều năm phát triển dịch vụ của mình, tập trung mọi nguồn lực, trong đó có cả dự án Street View để chụp ảnh và lập bản đồ cả thế giới. Rất khó để sao chép cả về chiều sâu và bề rộng công trình của Google. Công nghệ bản đồ là lĩnh vực phát triển đòi hỏi sự phối hợp của mọi thứ, từ chụp ảnh hàng không, sự di chuyển của các lục địa tới từng bình luận của cá nhân trên các trang web về địa điểm leo núi ưa thích hay kinh nghiệm ăn tối không hay.
Apple cũng không đưa ra nhiều chi tiết về kế hoạch dịch vụ bản đồ. Một số tính năng hiện đang do Apple sở hữu, và hãng cũng có thể mua thêm một số tính năng khác như địa điểm và giờ mở cửa hàng, thông tin về các lối đi bộ, cột mốc hay giao thông công cộng – từ các công ty dữ liệu, nhà phát triển độc lập và dịch vụ thông tin tiêu dùng như Yelp. Apple sẽ phải chi trả nhiều tiền cho thông tin này. Google từ chối bình luận về số tiền đã bỏ ra cho bản đồ, nhưng những người khác trong ngành công nghiệp ước tính con số là từ 500 triệu USD cho tới khoảng 1 tỉ USD mỗi năm, tương ứng với 1/5 ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển của hãng tìm kiếm.
" alt=""/>Bản đồ di động: Apple sẽ không lệ thuộc vào GoogleSản phẩm cũ khoác giá mới
Sau khi tạo được “cú sốc” bằng việc tung ra chương trình bán 10.000 chiếc tablet BiPad 9 “thương hiệu Việt” với giá chỉ 1,98 triệu đồng hồi đầu tháng 3 vừa qua thì ngay đầu tháng 5/2012, Công ty TNHH Thương mại Trí Nam tại Hà Nội lại tiếp tục bán tiếp 8.000 chiếc BiPad 9 dành cho sinh viên, học sinh với giá ưu đãi 1,88 triệu đồng.
Sản phẩm này chạy hệ điều hành Android 2.3 (có thể nâng cấp lên Android 4.0), Chip Cortex A8 1.2Ghz, Ram 512MB DDR3, bộ nhớ trong 4GB và cho phép cắm thẻ nhớ ngoài lên tới 16GB, trang bị cổng USB 2.0, kết nối Wi-Fi và hỗ trợ kết nối 3G qua USB 3G.
Đại diện Công ty Trí Nam cho hay, điều kiện để được tham gia chương trình là đối tượng khách hàng có thẻ sinh viên, học sinh trên toàn quốc. Người mua phải đặt hàng và thanh toán trước 100% tiền mua máy, sau 25 ngày sẽ được nhận hàng. Ngoài ra, khách hàng không phải là sinh viên, học sinh cũng được mua với giá cao hơn 100.000 đồng. Thậm chí, công ty này còn cam kết hỗ trợ vận chuyển miễn phí tới khách hàng trong cả nước.
1,8 triệu chưa phải là “vô địch giá rẻ”?
" alt=""/>Thị trường tablet giá rẻ lại “dậy sóng”